NHÂN VIÊN Y TẾ TUYÊN TRUYỀN TỚI HỌC SINH VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Thứ năm - 25/01/2024 20:16
NHÂN VIÊN Y TẾ TUYÊN TRUYỀN TỚI HỌC SINH VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TUYÊN TRUYỀN
VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Để thực hiện việc vệ sinh cá nhân đúng cách chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
1.VỆ SINH  CÁ NHÂN:
1.1. Vệ sinh da
- Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày.
- Hàng ngày phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch. Khi tắm không nên dùng đá nhám kỳ cọ da vì sẽ gây xây xát da, chỉ cần dùng khăn tắm và xà phòng tắm có độ xút nhẹ để cho da sạch sẽ. Không tắm ở ao hồ tù hãm hoặc các bể bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Mùa đông cần tắm bằng nước nóng ấm, ở nơi kín gió. Mùa hè không nên tắm lâu vào các buổi trưa hoặc khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi (khi lao động nặng, sau khi chơi thể thao, tập thể dục).
- Tóc cần được gội thường xuyên bằng dầu gội đầu hay nước bồ kết, chanh, lá sả.
- Sau khi tắm gội xong cần phải lau khô người, sấy khô tóc.
- Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng vì chính những nơi này là nơi chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn, nấm móc, trứng giun.
- Tạo thói quen thường xuyên mang giày, dép hàng ngày khi đi học, đi chơihoặc đi guốc ở trong nhà để bảo vệ da bàn chân và tránh được bệnh giun chỉ.
1.2. Vệ sinh mắt
- Hàng ngày rửa mắt, rửa mặt bằng nước sạch và có khăn mặt riêng cho từng người. Khăn phải được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và phơi khô.
- chơi những trò chơi có ích, không gây tai nạn nguy hiểm cho mắt, không để bụi, khói bay vào mắt.
- Lớp học, góc học ở nhà phải đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Ngồi học đúng tư thế, không xem tivi, trò chơi điện tử quá nhiều để tránh hại mắt.
- Phải kịp thời phát hiện và chữa trị khi bị đau mắt hột, đau mắt đỏ. Hàng năm kiểm tra thị lực 1 – 2 lần để đề phòng tật cận thị học đường.
1.3. Vệ sinh taI
Để giữ gìn vệ sinh tai cần:
- Hàng ngày rửa sạch vành tai, mặt sau tai, ống tai bằng khăn mềm. Tránh tiếng ồn, tiếng động mạnh và âm thanh có cường độ lớn (vì có thể gây rách màng nhĩ dẫn tới điếc).
- Không dùng vật cứng nhọn để chọc vào tai (lấy dáy tai) hoặc cho những hạt nhỏ lọt vào tai (hạt đậu, hạt lạc…) vì sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm.
- Nếu tai có mủ phải dùng bông sạch thấm cho hết, sau đó đi khám và điều trị.
1.4. Vệ sinh mũi họng
Để vệ sinh mũi họng cần:
- Luôn lau rửa sạch sẽ hai lỗ mũi bằng khăn mặt sạch, ướt, không dùng các vật cứng nhọn nhét vào lỗ mũi.
- Tập thói quen thở bằng mũi, không thở bằng miệng, giữ ấm niêm mạc họng, về mùa đông cần phải có khăn quàng cổ.
- Đeo khẩu trang để tránh bụi khi quét nhà, dọn vệ sinh lớp học, sân trường.
- Không hút thuốc lá hay uống rượu vì nó sẽ gây hư hại niêm mạc họng.
- Khi bị viêm mũi họng phải đi khám và điều trị.
1.5. Vệ sinh răng miệng
Để giữ vệ sinh răng miệng cần:
- Phải đánh sạch răng vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có điều kiện nên đánh răng sau mỗi bữa ăn.
- Không ăn thức ăn nóng cùng với đồ uống lạnh. Không ăn, nhai những vật cứng. Không ăn ngọt vào buổi tối. Sau mỗi lần ăn và trước khi đi ngủ phải súc miệng bằng nước muối ấm hoặc súc miệng bằng dung dịch Flour 0.2% mỗi tuần 3 – 4 lần.
- Để phát hiện và điều trị bệnh về răng nhà trường cần tổ chức cho các em học sinh khám răng định kỳ 2 lần trong mỗi năm.
1.6. Vệ sinh giấc ngủ
- Không nên đi ngủ ngay sau khi thực hiện công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng. Giấc ngủ cần phải đủ dài và liên tục vào đúng một thời gian nhất định để tạo ra thói quen buồn ngủ khi đến giờ, sẽ dễ ngủ và dậy hơn. Thời gian ngủ (độ dài của giấc ngủ) phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm cá nhân của mỗi người. Đối với thanh thiếu niên thời gian ngủ vào khoảng 8 – 10 giờ/ngày.
Yên tĩnh là điều kiện rất cần thiết để giấc ngủ tốt.
1.7. Vệ sinh trang phục
Trang phục không chỉ để làm đẹp cho con người mà chủ yếu là để bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác động xấu của môi trường và các tổn thưong cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ.
* Những yêu cầu vệ sinh trang phục:
- Phải biết cách giữ sạch trang phục như không nghịch bẩn; năng thay giặt quần áo bằng nước sạch và xà phòng; biết phơi, là, treo vào mắc hoặc biết giữ cho phẳng gấp gọn gàng cho vào tủ hay hòm. Khi thấy ẩm phải phơi khô. Không mặc lẫn lộn quần áo của người khác để tránh lây chéo bệnh cho nhau.
- Mặc trang phục phải phù hợp với mùa trong năm, với thời tiết, lứa tuổi và giới tính.
II. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Một số bệnh liên quan đến môi trường

1. Các bệnh đường tiêu hóa
Các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện:
- Đối với người bệnh: người bị tả, lị, thương hàn, viêm gan cần được cách ly. Phân và các loại chất thải của người bệnh phải được xử lý khử trùng bằng hóa chất hoặc thiêu đốt.
- Đối với người khỏe: không dùng chung đồ dùng với người bệnh. Mọi người phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện và sau khi phục vụ người bệnh. Không ăn thức ăn sống, ôi thiu, phải ăn chín, uống sôi. Mỗi gia đình, mỗi trường học cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt nguồn nước sạch, nguồn thức ăn, tích cực diệt ruồi, nhặng và xử lý rác, không để môi trường bị ô nhiễm.
2. Các bệnh giun sán
Để đề phòng nhiễm giun sán cần tiến hành các biện pháp sau đây:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đi chân đất, lê la trên đất, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
- Thức ăn phải được rửa kỹ, nấu chín. Đồ dùng đựng thức ăn phải rửa sạch trước và sau khi ăn.
- Thực hiện diệt ruồi và gián.
- Giữ vệ sinh phân nước rác. Không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để tưới bón rau, nuôi cá.
- Không ăn thịt các loại súc vật bị bệnh hay đã chết.
- Ở những vùng, những người có cường độ nhiễm giun cao nên tẩy giun mỗi năm 2 lần. Việc dùng thuốc tẩy giun sán phải do y tế hướng dẫn để đảm bảo đúng liều và an toàn.
3. Các bệnh do muỗi truyền
Để đề phòng bệnh do muỗi truyền cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Mọi người phải nằm màn (màn thông thường hoặc có tẩm thuốc).
- Dùng khói hương muỗi, quần áo bảo vệ để tránh muỗi đốt.
- Tổng vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà.
- Nơi ở gọn gàng, sạch và thoáng.
- Dọn sạch các nơi ao tù, nước đọng, làm thoát nước hoặc đổ một ít dầu hỏa lên mặt ao hồ, nuôi cá trong chum, vại nước để diệt muỗi.
- Phun thuốc diệt muỗi
4. Bệnh về mắt, ngoài da, phụ khoa
* Để phòng chống các bệnh này cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Cung cấp đủ nước sạch, phải thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, nhất là phụ nữ và trẻ em.
- Khi tắm rửa, giặt giũ phải dùng xà phòng.
- Mỗi người phải có khăn mặt riêng.
- Không dùng chung một chậu nước để rửa mặt.
-  Quần áo người bị bệnh ngoài da phải được giặt sạch phơi khô. Người lành không mặc chung quần áo với người bệnh.
-Bể bơi công cộng phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
5. Các bệnh do lối sống
Để phòng tránh các bệnh do lối sống cần thực hiện các biện pháp sau:                 
-  Mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh, nói không với các tệ nạn xã hỗi
- Giữ gìn vệ sinh chung cho tập thể tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.
Kêt luận: Qua bài này chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích , tuy đơn giản nhưng rất cần thiết để phòng chống dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
 6. Bệnh sởi:

a. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sởi do vi rút sởi thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên, virus sởi tồn tại ở họng và máu bệnh nhân từ cuối thời kì ủ bệnh đến sau khi phát ban một thời gian ngắn. Bệnh rất dễ lây, gây viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, tiêu hoá và các phát ban đặc hiệu.
b. Đường lây:
 Người là nguồn bệnh duy nhất, lây trực tiếp qua đường hô hấp.  
 c.Triệu chứng của bệnh sởi: 
* Thời kì ủ bệnh: 10 -12 ngày.
* Thời kì khởi phát:
 - Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 38,5oC - 40oC, nhức đầu, mệt mỏi …
- Hội chứng xuất tiết niêm mạ
 + Mắt: Kết mạc đỏ, phù mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.
+ Hô hấp: Sổ mũi, hắt hơi, khản tiếng, ho khan, có khi có ít
 + Tiêu hoá: Nôn, đi ngoài phân lỏng.
- Có hạt nội bang: Trên nền niêm mạc má viêm đỏ nổi lên những chấm trắng nhỏ, đường kính khoảng 1mm.
 * Thời kì toàn phát:
 - Sốt cao 39oC - 40oC, có thể mê sảng co giật, ho nhiều, viêm nhiễm và xuất tiết đường hô hấp, chảy nước mắt.
- Phát ban với đặc điểm:
+ Là ban rát sẩn, màu đỏ, hồng hay tía. Hình tròn hoặc hình bầu dục, to bằng hạt đậu, hay cánh bèo tấm, sờ vào mềm, mịn như sờ vào tấm vải nhung, giữa các ban sởi có khoảng da lành.
* Biến chứng
 Virus sởi phá huỷ lớp biểu mô niêm mạc và hệ thống miễn dịch, làm giảm lượng vitamin A, do đó có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác.
 - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa
- Thần kinh: Viêm não sau sởi
- Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.
- Loét miệng: Các vết loét ở trong miệng, môi lưỡi; vết loét có màu đỏ, được phủ một lớp trắng rất đau. Vết loét có thể sâu, rộng làm cho trẻ ăn khó khăn
 - Chảy mủ mắt.
 *. Phòng bệnh
- Phát hiện sớm và cách ly người bị sởi.
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối.
- Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng.
7. Bệnh tay - chân - miệng:
a. Bệnh tay – chân – miệng là gì?
 - Tay- chân-  miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính . Bệnh lây theo đường tiêu hoá và dễ phát triển thành dịch.
 - Bệnh do vi rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

 b. Những biểu hiện chính của bệnh tay - chân - miệng?
 - Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi mụn nước.
 - Mụn nước trong miệng thường thấy ở lợi, lưỡi và mặt trong của má .
 - Mụn nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng  ban tay, lòng bàn chân…

c. Bệnh tay - chân - miệng lây truyền như thế nào?
Bệnh lây trực tiếp từ người sang người:
 - Qua trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, mụn nước bị vỡ..
 - Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm chứa vi rút.
 d. Cách phòng bệnh:
 Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh các bạn cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
- Thu gom, xử lý phân và chất thải đúng nơi quy định.

 - Không được chọc vỡ các mun nước, bọng nước trên da.
   đ. Nên làm gì khi bị mắc bệnh:
  - Khi các bạn thấy sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Khi bị bệnh phải nghỉ học, hạn chế tiếp súc với người khác.
 - Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh.
 - Hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng mềm.
  1. . Bệnh sốt xuất huyết:
a. Nguyên nhân gây bệnh SXH: 
 - Bệnh SHX là bệnh nhiễm trùng cấp do siêu vi Dengue gây ra, lây qua đường trung gian do muỗi vằn truyền bệnh ( muỗi vằn có tên khoa học là Ades aegypty ), đây là loại sống ở những nơi bùn lầy, nước đọng, chúng sống quanh vùng đông dân cư hoặc các nơi ẩm thấp kém vệ sinh.
 - Bệnh thường xảy ra vào đàu mùa mưa, cao điểm vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 âm lịch và giảm dần vào cuối năm. Bệnh sốt xuất huyết có thể gặp ở tất cả lứa tuổi. nhưng thường gặp nhất là lứa tuổi 5-15.
 - Đặc điểm của muỗi truyền bệnh SXH như sau: muỗi màu đen, chân và thân có những đốm trắng, thường được gọi là muỗi vằn và thường đốt vào ban ngày mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.\
a. Triệu chứng:
 - Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày
 - Xuất huyết dưới dạng chấm màu đỏ rải rác trên da
- Mệt mỏi, đau cơ, nhứt khớp, chán ăn, đau bụng, chảy máu cam.
Nếu để bệnh tiến triển nặng: sốt cao 39 đến 40 độ. Kèm theo nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu sẽ dẫn tới trụy mạch ( có nghĩa là huyết áp không đo được và không bắt được mạch ) dẫn tới tử vong.
        b. Cách phòng bệnh:
Hiện nay chưa có vacxin và thuốc đặc hiệu để phòng bệnh. Cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay là đảm bảo các điều kiện vệ sinh sạch sẽ như:
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, thạp đựng nước.
- Thả cá vào bể, giếng, chum vại để diệt bọ gậy
- Thu gom hủy các vật dụng phế thải xung quanh nha như: chai, lọ, vỏ dừa…. dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chúa nước khi không dùng đến.
- Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi.
* Phòng muỗi đốt:
- Mặc quần áo dài tay che kín tay chân, ngủ trong màn kể cả ban ngày
- Dùng binh xịt muỗi, vợt điện diệt muỗi …
- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
- Cho người bệnh SXH nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.
III. PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID
 Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và các địa phương trên cả nước.  Để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới corona gây ra, Trường Tiểu học Ninh An tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, các em học sinh cần chủ động nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, tự giác thực hiện những khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế về các việc nên làm, không nên làm để phòng chống dịch COVID-19. Đề cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe, tăng cường dinh dưỡng và thể lực để nâng cao sức đề kháng của bản thân và gia đình. Điều quan trọng nhất vẫn là thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế tụ tập đông người, thường xuyên vệ sinh các bề mặt đồ vật, tiếp tục thực hiện theo “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”:
KHẨU TRANG: Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Đeo khẩu trang  trên đường từ nhà đến trường, từ trường về nhà và trong thời gian học tập tại trường
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
KHÔNG TỤ TẬP đông người.
KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế theo hướng dẫn
Trách nhiệm của học sinh: Đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và trong quá trình học tập tại trường. Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào lớp, sau khi ra về, khi thấy tay bẩn hoặc khi cần thiết. Chuẩn bị và mang đồ dùng cá nhân khi đến trường học, không dùng chung đồ dùng cá nhân với các học sinh khác. Thực hiện giãn cách phù hợp theo hướng dẫn của các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường. Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Thông báo với cha mẹ, giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị. Nhắc nhở cha mẹ đo nhiệt độ, theo dõi sức khoẻ cho các em tại nhà. Chủ động tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID19 theo yêu cầu của nhà trường.
Trách nhiệm của giáo viên, người lao động tại trường: Không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Đeo khẩu trang khi đi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết. Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; rửa tay trước khi đến trường và sau khi ra về. Yêu cầu học sinh rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các thời điểm: Trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau mỗi giờ ra chơi, trước khi ra về. Hướng dẫn học sinh thực hiện giãn cách phù hợp trong các hoạt động ngoài lớp học
Vì “Chống dịch như chống giặc”
Vì một Việt Nam khỏe mạnh, hãy chung tay đẩy lùi dịch bệnh./









 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,610
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm1,596
  • Hôm nay153
  • Tháng hiện tại1,835
  • Tổng lượt truy cập380,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi