3 điểm mới cần chú ý trong Thông tư 22 - Sửa đổi, bổ sung về Quy định đánh giá học sinh tiểu học
1. Về yêu cầu, nguyên tắc và cách thức đánh giá
Yêu cầu, nguyên tắc đánh giá và tinh thần chung Thông tư 22 vẫn giữ những điểm cốt lõi, cơ bản của tinh thần Thông tư 30 đó là “đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét”; “kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh”; tiếp tục khẳng định “đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất”; và bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11; thay đổi cụm từ “đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3. nhưng để giải quyết một số bất cập, nhằm giảm áp lực, khối lượng công việc cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số điểm sửa đổi về cách thức đánh giá cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
- Đối với đánh giá thường xuyên
+ Giữ quy định đánh giá kết quả học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh bằng nhận xét không cho điểm nhưng không quy định giáo viên hàng tháng phải ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động trong việc khi nào nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh; căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời sao cho phù hợp;
+ Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân (bỏ cụm từ “học sinh tự đánh giá”); đồng thời khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để góp phần vào việc phát triển năng